Wn/vi/Úc tố Trung Quốc tung tin sai lệch về COVID-19
Thứ 3, ngày 30 tháng 6 năm 2020
- 8 September 2021: Wn/vi/TikTok sẽ đệ đơn kiện chính quyền Trump trước Tư pháp Mỹ ngày 24 tháng 8 năm 2020
- 13 August 2021: Wn/vi/Luật an ninh Hồng Kông khó bị đảo ngược
- 10 August 2021: Wn/vi/Trung Quốc lưu gene người vùng cao để nghiên cứu
- 9 August 2021: Wn/vi/Trung Quốc phát hiện cơn địa chấn bằng cảm biến sợi quang
- 9 August 2021: Wn/vi/Vật liệu kính cứng như kim cương
- 13 August 2021: Wn/vi/Hà Nội có thêm 19 ca nghi mắc COVID-19, trong đó 4 người ở phố Đội Cấn, Ba Đình
- 13 August 2021: Wn/vi/WHO kêu gọi hợp tác điều tra nguồn gốc Covid-19, không chính trị hóa vấn đề
- 13 August 2021: Wn/vi/Liên hợp quốc hỗ trợ Việt Nam gần 10 triệu liều vaccine COVID-19
- 9 August 2021: Wn/vi/Viện Hàn lâm điều chế thành công chế phẩm điều trị COVID-19
- 1 August 2021: Wn/vi/Tình hình COVID ở Seychelles có thể kiểm soát được
Ngoại trưởng Marise Payne tố Trung Quốc lan truyền "thông tin sai lệch" về COVID-19 và gây nguy cơ phân biệt chủng tộc ở Úc.
"Thông tin sai lệch chỉ làm tăng thêm lo lắng và chia rẽ, trong khi điều chúng ta cần lúc này là hợp tác và thấu hiểu", Ngoại trưởng Payne nói trong sự kiện tại Đại học Quốc gia Úc ở thủ đô Canberra hôm nay.
Bà Payne cũng nhắc lại các cáo buộc của Ủy ban châu Âu (EC) tuần trước rằng Nga và Trung Quốc đang điều hành "những hoạt động gây ảnh hưởng và chiến dịch đưa tin sai lệch có chủ đích" về COVID-19 nhằm mục đích chính trị.
Ngoại trưởng Úc cũng nhắc đến việc Twitter hôm 11 tháng 6 thông báo công ty này sẽ xóa hơn 23.000 tài khoản, được cho truyền bá các thông điệp không đúng sự thật ca ngợi chính phủ Trung Quốc. Ngoài ra, hơn 8.000 tài khoản khác liên quan tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị liệt vào "danh sách đen" của Twitter.
"Điều chúng tôi lo ngại là một số quốc gia đang cố lợi dụng đại dịch để phá hoại nền dân chủ, nhằm thúc đẩy các mô hình độc đoán của họ", bà Payne nói.
Bộ Giáo dục Trung Quốc tuần trước cảnh báo sinh viên nên "tiến hành đánh giá cẩn thận về những rủi ro, đồng thời thận trọng về việc lựa chọn đến Úc, hoặc quay trở lại Úc để học tập". Lý do đưa ra là Úc có nhiều vụ phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á liên quan đến COVID-19.
Úc sau đó lập tức lên tiếng bác cảnh báo của Trung Quốc và khẳng định "là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới" cho sinh viên quốc tế vào thời điểm này.
Trước đại dịch, Úc đón khoảng 1,4 triệu người Trung Quốc mỗi năm, với doanh thu khoảng 8,3 tỷ USD. Du học sinh Trung Quốc cũng chiếm phần lớn trong số sinh viên quốc tế của Úc.
"Tôi có thể nói chắc chắn rằng Úc luôn chào đón tất cả sinh viên và du khách từ khắp nơi trên thế giới, bất kể sắc tộc, giới tính hay quốc tịch", bà Payne tuyên bố.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Úc leo thang căng thẳng sau khi Canberra kêu gọi điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc nCoV. Ngay sau đó, Bắc Kinh tung đòn đáp trả khi dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn của Úc và áp thuế hơn 80% mặt hàng lúa mạch của nước này.
Nguồn dẫn
[edit | edit source]- "Úc tố Trung Quốc tung tin sai lệch về COVID-19" – VnExpress, 16/6/2020