Wn/vi/Mỹ trừng phạt quan chức, doanh nghiệp Trung Quốc tham gia « quân sự hóa » Biển Đông
- 8 September 2021: Wn/vi/TikTok sẽ đệ đơn kiện chính quyền Trump trước Tư pháp Mỹ ngày 24 tháng 8 năm 2020
- 13 August 2021: Wn/vi/Luật an ninh Hồng Kông khó bị đảo ngược
- 10 August 2021: Wn/vi/Trung Quốc lưu gene người vùng cao để nghiên cứu
- 9 August 2021: Wn/vi/Trung Quốc phát hiện cơn địa chấn bằng cảm biến sợi quang
- 9 August 2021: Wn/vi/Vật liệu kính cứng như kim cương
- 2 October 2021: Wn/vi/Iran truy nã Trump
- 13 August 2021: Wn/vi/Sữa nhân tạo giống hệt sữa bò
- 13 August 2021: Wn/vi/Mỹ yêu cầu Taliban không đánh Đại sứ quán Mỹ trong trận chiến sắp tới ở thủ đô Afghanistan
- 13 August 2021: Wn/vi/Tranh chấp Địa Trung Hải: Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đối thoại
- 13 August 2021: Wn/vi/Trump muốn xét nghiệm chống doping trước khi tranh luận với Biden
Thứ 6, ngày 28 tháng 8 năm 2020
Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra biện pháp cụ thể để ngăn chặn Bắc Kinh bành trướng quân sự ở Biển Đông. Hôm qua, 26/08/2020, bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo trừng phạt nhiều quan chức, doanh nghiệp Trung Quốc tham gia các hoạt động xây dựng cơ sở quân sự ở Biển Đông, cũng như dùng vũ lực ngăn cản các quốc gia Đông Nam Á khai thác các nguồn tài nguyên trên biển.
Trong thông cáo nói trên, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo các quan chức Trung Quốc, trực tiếp phụ trách hay tham gia vào việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng các tiền đồn quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông, sẽ không được cấp visa vào Mỹ. Việc hạn chế visa cũng có thể áp đặt đối với thân nhân đương sự. Theo nhiều nhà quan sát, đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ có các biện pháp trừng phạt cụ thể nhắm vào các giới chức và doanh nghiệp, bị cáo buộc giúp quân đội Trung Quốc quân sự hóa nhiều thực thể địa lý tranh chấp ở Biển Đông, nơi Việt Nam, Philippines và một số quốc gia khác đòi hỏi chủ quyền.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng thông báo về quyết định của bộ Thương Mại Mỹ, đưa 24 doanh nghiệp Nhà nước của Trung Quốc vào danh sách đen các đối tượng bị trừng phạt. Trong số các doanh nghiệp bị trừng phạt có nhiều công ty thuộc tập đoàn xây dựng cảng biển hàng đầu Trung Quốc (China Communications Construction Company – CCCC). Tập đoàn CCCC, phụ trách việc xây dựng các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng là một tập đoàn kinh tế công chủ yếu được Bắc Kinh sử dụng trong chiến lược toàn cầu « Một vành đai, Một con đường ».
Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết cụ thể là, kể từ năm 2013, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng nhiều doanh nghiệp công trong hoạt động nạo vét và bồi đắp, với tổng cộng hơn 3.000 acre (tương đương hơn 12 km²) tại nhiều thực thể địa lý tranh chấp tại Biển Đông. Hoạt động nói trên « gây bất ổn định khu vực, chà đạp quyền chủ quyền của các quốc gia láng giềng, gây vô số tổn hại về môi trường ». Bộ Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh là Washington tiếp tục hậu thuẫn các đồng minh và đối tác trong khu vực, và sẽ có thêm các biện pháp trừng phạt mới, « chừng nào Trung Quốc chưa chấm dứt hoàn toàn các hành động dùng vũ lực ở Biển Đông ».
Biển Đông : Trung Quốc bắn thử tên lửa chống tàu sân bay
Hôm qua, 26/08/2020, Trung Quốc bắn thử hai tên lửa vào khu vực giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, nơi quân đội Trung Quốc đang tập trận. Theo một nhà bình luận về quân sự, tại Hồng Kông, ông Song Zhongping, các vụ bắn thử hỏa tiễn nói trên rõ ràng là « một dấu hiệu thách thức đối với Hoa Kỳ ». Hai vụ bắn tên lửa diễn ra ngay sau khi Bắc Kinh, hôm 25/08, lên án trinh sát cơ Mỹ thâm nhập vào khu vực quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bột Hải. Tên lửa DF-26, được bắn đi từ tỉnh Thanh Hải (tây bắc Trung Quốc), có tầm bắn 4.000 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Loại hỏa tiễn này nằm trong các vũ khí bị cấm trong Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF), mà Hoa Kỳ muốn Trung Quốc tham gia. Tên lửa thứ hai là DF-21, có tầm bắn 1.800 km, là hỏa tiễn chống tàu sân bay, được bắn đi từ tỉnh miền đông Chiết Giang.
Nguồn dẫn
[edit | edit source]